Thứ Ba, 3 tháng 3, 2009

Mười một cụm từ giết chết một chiến dịch marketing

Chúng ta đã ngồi họp suốt buổi mà không rút ra được kết quả nào cả. Nhóm của bạn đã làm việc để nghĩ ra một chiến dịch marketing hiệu quả nhưng hết ý tưởng này đến ý tưởng khác bị gạt bỏ.
Có thể bạn đã bị một hay một số cụm từ dưới đây cản lại. Bạn cần phải đánh giá lại cách nghĩ của mình với một cặp mắt hướng về sự sáng tạo và tránh xa thái độ tiêu cực.
1. Chúng ta đã thử điều đó rồi
Đây chính là ý nghĩ giết chết những ý tưởng sáng tạo cho một chiến dịch marketing nhanh nhất. Việc sử dụng lại ý tưởng không có gì là đáng e ngại trong thế giới marketing. Hãy xem Apple đã thất bại trong những năm 1990 để rồi lại vươn dậy với những chiến dịch marketing hiệu quả "think different". Nếu Steve Job cũng nghĩ theo kiểu "chúng ta đã thử rồi?"
2. Ban lãnh đạo sẽ không ủng hộ ý tưởng đó đâu.
Tốt hơn hết là bạn hãy thử. Mọi ý tưởng đều có một cơ hội nếu chúng được sắp xếp và trình bày cẩn thận. Nếu bạn có thể chứng minh là chiến dịch marketing đó sẽ có hiệu quả, vậy còn ngần ngại gì mà không làm hết sức mình.
3. Không có công nghệ để làm được việc đó.
Bộ phận về công nghệ có thể không muốn làm một điều gì mới mẻ nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thể hỗ trợ cho ý tưởng xây dựng chiến dịch marketing của bạn.
4. Làm sao có đủ tiền để làm được như thế.
Một cuộc tranh luận đủ sức thuyết phục với ban lãnh đạo sẽ có thể giúp bạn xin được thêm tiền cho chiến dịch marketing. Nếu không bạn có thể sẽ phải tổ chức lại ngân quỹ vốn có của mình để có thêm nhiều khoản dôi ra nữa. Đừng nói là bạn không có tiền thực hiện chiến dịch cho đến khi ngồi lại tính toán xem là điều đó có đúng hay không nữa.
5.Không ai muốn điều đó
Làm sao bạn biết được là không ai muốn nó? Đừng dự đoán về các khách hàng không muốn điều gì khi bạn thậm chí còn chưa hỏi hay để họ thử trước đã. Hãy dành thời gian để nghiên cứu thị trường và đừng để cho nghiên cứu đó trở thành một chướng ngại vật.
6. Không có ai làm thế cả
Không ai làm như vậy có nghĩa là bạn đang có một cơ hội rất tuyệt vời. Tôi thậm chí cũng chẳng quan tâm là có ai làm như vậy không nữa. Chắc chắn là sẽ có một chỗ nào đó cho ý tưởng mới trên thị trường chứ?Hãy làm điều đó đi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bill Gates cũng nói là không có ai làm điều đó cả khi ông hình dung là tất cả mọi người đều có một chiếc máy tính trên bàn của họ và trong nhà từ bao nhiêu năm trước
7.Đối thủ đã làm thế rồi?
Vậy chúng ta có thể làm được tốt hơn không? Chúng ta có thể làm điều gì đó khác đi để khiến cho chiến dịch marketing của chúng ta dựa trên cùng một ý tưởng thành công hơn? Chỉ vì có người nào khác đã làm điều đó không có nghĩa là không có chỗ cho bạn hành động nữa.
8. Chúng ta không sẵn sàng cho điều đó?
Ai vậy? Cách dễ nhất để tiêu diệt một vụ làm ăn là ngồi yên đó để những người khác tiếp tục tiến lên. Hãy sẵn sàng cho bất cứ điều gì và bạn sẽ thành công.
9. Con số cho thấy là chiến dịch marketing đó sẽ không thành công.
Hãy tính lại đi. Tôi cần nhiều hơn là mấy con số đơn giản để thuyết phục tôi. Hãy chứng minh cho tôi thấy là điều đó sẽ không có hiệu quả. Nếu là như vậy, làm thế nào để tôi có thể làm cho ý tưởng marketing trở nên hiệu quả. Đừng từ bỏ chỉ sau một vài con số.
10. Chúng ta hãy nghiên cứu điều đó.
Nói cách khác, chúng ta hãy giả vờ là ta sẽ nghiên cứu điều đó nhưng không một ai sẽ động tay động chân gì cả và ý tưởng cho chiến dịch marketing đó sẽ không bao giờ đơm hoa kết trái.
11. Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu ý tưởng không thành công?
Thật đáng buồn, đây là điều mà mọi người trong phòng họp nghĩ đến ngay khi một ý tưởng mới được đặt lên bàn? Nếu nó không thành công, ai đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Bởi vì điều này, hầu hết mọi người đều chọn một giải pháp an toàn thay vì làm một điều gì đó táo bạo cho chiến dịch marketing của mình. Do vậy, đội ngũ lãnh đạo rất cần phải thúc đẩy một tinh thần sáng tạo và một môi trường học hỏi hơn là chê bai.
Bạn còn nghĩ ra được cụm từ giết chết ý tưởng nhanh hơn cái chớp mắt nữa không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét