Thứ Năm, 26 tháng 2, 2009

Quà tặng cũng là một chiến lược marketing



Bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng chiến lược marketing nào cho hiệu quả để thu hút thêm nhiều khách hàng. Đôi khi những kế hoạch marketing hoành tráng và bay bổng lại không đem lại kết quả như mong đợi. Trong khi đó một số giải pháp marketing rất đơn giản và ít tốn kém. Sử dụng những cây viết, sổ tay, móc khóa, ly và những vật dụng thể thao khác được in tên công ty và logo là một trong những vũ khí marketing lợi hại mà chỉ cần chi phí thấp.

Bằng hình thức quảng cáo này, logo và những thông điệp của doanh nghiệp có cơ hội xuất hiện lâu dài và được những người sở hữu nó xem, đọc nhiều lần. Thống kê cho thấy hơn một phần ba những đồ vật đó được giữ lại sử dụng hơn một năm sau khi được tặng. Liệu có hình thức quảng cáo nào hiệu quả hơn? Những quà tặng này là sứ giả luôn hiện diện bên cạnh người sở hữu chúng và luôn nhắc nhở họ về tên công ty, số điện thoại, địa chỉ website của bạn.

Một phần giá trị của những quà tặng này là tính linh hoạt. Chúng không chỉ có giá trị quảng cáo cho các khách hàng, đối tác, mà còn rất hữu dụng trong nội bộ công ty. Những món quà sản xuất đặc biệt có thể sử dụng làm phần thưởng cho nhân viên xuất sắc, xây dựng tình bạn, sự thân thiết giữa các đồng nghiệp với nhau, đôi khi đơn giản là sự khích lệ phòng ban nào đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nón hoặc sổ tay sử dụng trong những buổi huấn luyện tập thể, áo thun in logo hoặc slogan công ty hoặc dụng cụ văn phòng làm bằng pha lê có thể được sử dụng làm phần thưởng cho các phòng ban hoặc cá nhân.

Tại Mỹ, ngành sản xuất quà tặng có doanh thu hàng năm hơn 10 tỉ USD và có khoảng 12.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Rất nhiều công ty sử dụng những quà tặng như một phần của hoạt động marketing suốt cả năm. Túi đựng hàng của Công ty Gourmet có in tên khách hàng là một thí dụ độc đáo để cảm ơn khách hàng mới.

Hội chợ thương mại chuyên về những quà tặng thường có quy mô lớn. Có hàng trăm ý tưởng khác nhau để thu hút sự chú ý của khách tham quan. Bút và ly là những quà tặng truyền thống nhưng vẫn còn giá trị cao cho đến ngày nay. Có hơn 250 ngàn sản phẩm có thể in logo và slogan, từ đồng hồ cho đến quần áo, bìa đựng hồ sơ, bóng golf, túi golf, giày chơi golf.

Sự trình bày, trang trí quà tặng cũng quan trọng không kém. Một cái ly được gói bằng giấy thường sẽ không hấp dẫn bằng cái ly đó được đổ đầy chocolate và đặt trong một hộp quà.

Dưới đây là một vài bước đơn giản để tiến hành các hoạt động marketing với những quà tặng đặc biệt.

1.Chọn một nhà sản xuất sáng tạo.
Không nên chỉ tìm kiếm ý tưởng từ những cuốn catalogue. Nếu hỏi ý kiến các nhà sản xuất, họ có thể đề nghị những quà tặng phù hợp với chương trình và ngân sách của bạn. Hãy đề nghị họ cung cấp vật mẫu để bạn có thể kiểm tra chất lượng trước khi đặt hàng.

2.Không nên quá gấp gáp trong việc chọn mẫu và đặt hàng.
Thông thường, chúng ta đặt sản xuất những quà tặng theo mùa, vào những thời điểm đặc biệt. Nếu lên kế hoạch từ trước, bạn sẽ có nhiều thời gian suy nghĩ và có nhiều sự lựa chọn hơn. Các nhà sản xuất cần thời gian để khảo sát và tìm kiếm vật mẫu. Tương tự, in ấn cũng cần có thời gian nên nếu bạn yêu cầu nhà in làm gấp, chi phí tất nhiên sẽ cao hơn những đơn hàng bình thường.
3.Quà tặng được trang trí bắt mắt sẽ hấp dẫn hơn.
Tất nhiên các nhà sản xuất có thể đề xuất hình thức trang trí cho các tặng phẩm, tuy nhiên, nếu có thể, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của các nhà chuyên môn. Điều này sẽ làm tăng thời gian sản xuất và chi phí, bù lại bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn với những quà tặng của mình.
4.Kiểm tra thật kỹ từng chi tiết trước khi đặt hàng.
Thật thất vọng khi bạn mở hộp quà tặng kiểm tra trước khi gửi tới khách hàng mà phát hiện ra rằng tên công ty bị sai chính tả hoặc logo bị in ngược. Hãy đảm bảo 100% hàng hóa được in chính xác như những gì bạn đã đặt hàng bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng từng công đoạn trước khi sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Nếu phát hiện ra sai sót, hãy báo ngay cho nhà sản xuất. Điều này có thể làm mất thời gian của bạn. Chậm, nhưng có thời gian chỉnh sửa còn hơn là lãng phí vì quà tặng không sử dụng được.

Đa dạng, tiết kiệm kinh phí, giúp khách hàng nhớ đến mình lâu hơn hoặc chỉ đơn giản là dùng để thưởng cho những nhân viên của mình, những quà tặng như đã nêu cũng là một chiến lược marketing hiệu quả và không hề bị nhàm chán.
Nguồn: www.saga.vn

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2009

Mười hai cách để tăng doanh số bán hàng trên mạng(Phần II)

Thử nghiệm #5

Bán hàng trên mạng đòi hỏi bạn phải xem xét thật kĩ phần lời quảng cáo của mình. Trong những đoạn đầu tiên xuất hiện trên trang chủ của bạn, bạn cần phải làm rõ vấn đề bạn nêu ra ở tiêu đề chính, để cho các khách hàng của bạn hiểu bạn đang theo sát vấn đề đó( Chỉ khi khách hàng hiểu rằng bạn biết được nhu cầu của họ thì họ mới cảm thấy tự tin để bạn giải quyết nó.

Một khi vấn đề, hay nói cách khác là một nhu cầu phải đáp ứng của khách hàng đã được xác định, sau đó bạn mới bắt đầu giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ giải quyết cho vấn đề này. Bằng cách nhấn mạnh sản phẩm và dịch vụ của bạn thích ứng thế nào với nhu cầu của khách hàng, bạn mới có thể nhìn thấy doanh thu của mình tăng trưởng.

Thử nghiệm #6

Hãy làm cho phần lời quảng cáo đáng tin cậy hơn- Đó là cách chiếm được lòng tin của khách hàng.

Lời quảng cáo nhất thiết phải thể hiện sự trung thực và đáng tin cậy của bạn. Chính qua quá trinh này mà những người thăm trang web tin bạn và cảm thấy thoải mái để mua hàng của bạn. Có một vài cách bạn có thể làm điều này một cách hiệu quả. Ở đây tôi chỉ xin đề cập đến hai cách nhanh và dễ nhất mà thôi. Nếu hiện giờ bạn không sử dụng những kĩ thuật này, hãy sửa chữa lại phần lời quảng cáo và thử nghiệm lại những gì mà đang sử dụng hiện giờ. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sự khác biệt giữa hai bản lời quảng cáo đó.

Một trong những cách tốt nhất để tạo được sự tin cậy với khách hàng là đưa những lời đánh giá của khách hàng vào những thư thương mại của bạn. Những lời đánh giá đó phải được trích ra từ những email hay thư từ của khách hàng viết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn đã giúp họ giải quyết những vấn đề như thế nào. Điểm cuối cùng này rất quan trọng. Lời chứng thực của khách hàng phải cho biết cụ thể sản phẩm đã giúp ích cho họ ra sao chứ không phải chỉ nói chung chung :"Sản phẩm của bạn thật tuyệt vời".

Bạn cũng có thể tăng cường sự tin cậy lên bằng cách thêm một phần vào lời quảng cáo của bạn làm rõ những khả năng, kinh nghiệm và bất cứ một thông tin nào khiến cho bạn trở nên phù hợp để giải quyết những vấn đề của các khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của bạ là phải thuyết phục những người đọc rằng bạn sẽ là người đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của họ.

Thử nghiệm 7: Hãy tập trung vào những khách thăm trang web chứ không phải chính bạn. Những lời quảng cáo thành công nhất tập trung vào người đọc chứ không phải chính bạn. Hãy sử dụng những ngôi thứ hai thay vì ngôi thứ nhất "tôi", "chúng tôi".

Thử nghiệm 8: Tạo sự khẩn trương trong lời quảng cáo. Thuyết phục người đọc rằng họ cần phải mua nó bây giờ.

Sự khẩn trương là yếu tố mà bất cứ một lời quảng cáo bán hàng nào cũng cần phải đạt được cho dù đó là lời quảng cáo bán hàng trực tuyến. Cách tốt nhất để làm được điều này là sử dụng khoảng không gian ở cuối bức thư thương mại, nơi mà bạn sẽ kêu gọi khách hàng mua hàng. Dưới đây là một vài cách hiệu quả để tạo ra một cảm giác khẩn trương. Hãy thử sử dụng từng gợi ý một trên bản copy của bạn:
- Giảm giá ngắn hạn nơi mà những khách viếng thăm phải mua trước một thời hạn cụ thể để có hưởng chế độ giảm giá đó.
- Tặng cho khách hàng một vài ưu đãi miễn phí nếu họ mua trong một khoảng thời gian nhất định.
- Chỉ chào bán một phần số sản phẩm của bạn.
- Ưu đãi với số lượng hạn chế.

Thử nghiệm 9: Hãy bỏ bất cứ mục nào có chứa từ mua khỏi phần đầu trang.

Mọi người thường đi lên mạng để tìm thông tin miễn phí. Nếu bạn bắt đầu chào mời quá sớm trong phần lời quảng cáo, bạn sẽ mất cơ hội tiếp cận khách hàng. Trước tiên cần phải làm cho những người đọc thấy hứng thú với những gì bạn đang nói bằng cách nói tới vấn đề mà họ đang gặp phải như tôi đã viết ra ở thử nghiệm 5 và bạn sẽ giải quyết nó ra sao. Một khi bạn đã làm được điều đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ có tiến triển tốt.

Thử nghiệm 10: Sử dụng hình ảnh để tăng sự khao khát với sản phẩm của bạn

Hình ảnh bao giờ cũng nói lên nhiều hơn chữ viết. Nó tạo ấn tượng trực quan với những khách xem và là một công cụ bán hàng hiệu qủa. Tuy vậy cũng không nên quá vội vàng để lộ sản phẩm ngay từ đầu. Hãy đánh bóng những ích lợi của sản phẩm trước khi bạn cho biết nó thật sự là gì.

Hãy thử đặt ảnh ở các vị trí gần đầu rồi gần cuối trang nơi mà bạn chào hàng. Hãy thử đặt hình ảnh ở trang đặt hàng và thử để trang không có hình ảnh để xem có hiệu ứng khác nhau thế nào. Bằng cách phân tích doanh số bán hàng mỗi lần thử, bạn sẽ biết chính xác chỗ nào cần đặt hình ảnh để tạo được tác động tối đa.

Thử nghiệm 11 : Thu hút sự chú ý của những người thích xem lướt băngg cách thay đổi cấu trúc và hình thức của lời quảng cáo.

Rất ít khách thăm ghé trang của bạn sẽ đọc lời quảng cáo của bạn từ đầu đến cuối. Hầu hết đọc lướt qua khi cuộn trang, chú ý vào một số từ nhất định thu hút họ. Vì vậy mà bạn cần phải nhấn mạnh những lợi thế của mình khiến cho mọi người phải chú ý. Những cách tăng sự chú ý vào trang của bạn là như sau:

In đậm, để nghiêng và bôi màu để nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm của bạn mang lại.
Thay đổi độ dài của những đoạn văn làm sao để chúng trông không như gà cùng môt mẹ.

Thêm vào những tiêu đề phụ để nhấn mạnh những thông điệp chính và thúc đẩy khách đến xem của bạn đọc những đoạn văn ở dưới.

Để những phần chữ ở bên tay phải của bạn không chỉnh justified vì như vậy dễ thu hút sự chú ý của người xem hơn là những chữ được chỉnh justified

Cần chú ý đến những cụm từ hoặc tiêu đề nhỏ làm chúng nổi bật trên nền văn bản chính

Với những điểm chính hãy sử dụng bullet.

Thử nghiệm thứ 12: Thư tự động

Hãy làm tốt quá trình hậu mãi để tăng tối đa lượng sale và khiến cho khách hàng quay trở lại. Chăm sóc những khách hàng và những người đăng kí sử dụng những bức thư tự động là điều rất quan trọng trong việc tạo ra thêm doanh số bán hàng vì thường phải mất một vài lần tiếp xúc trước khi một khách hàng mua sản phẩm của bạn.

Thử nghiệm cho thấy rằng 30% khách hàng sẽ mua lần nữa nếu được chào mời. Điều này sẽ giúp cho bạn tạo được những mối quan hệ lâu dài và có lợi.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2009

Quảng bá du lịch Việt Nam-thiếu một tầm nhìn.

Năm nay, ngành du lịch được mùa cấp vốn quảng bá, xúc tiến với con số kỷ lục: 53 tỷ đồng, trong đó 30 tỷ đồng được Chính phủ cấp "nóng" từ tháng 6. Tuy nhiên, việc chọn lựa các hình thức quảng bá của ngành này đang gây nhiều quan ngại.

Không biết đã có một cơ quan hay tổ chức nào thực hiện công trình nghiên cứu nghiêm túc, để chỉ ra được khách du lịch quốc tế biết đến Việt Nam qua kênh thông tin nào là chủ yếu. Nhưng, ngành du lịch năm nay vẫn tiếp tục chi một khoản tiền không nhỏ để quảng bá hình ảnh Việt Nam trên một số kênh truyền hình nước ngoài. Nhiều chuyên gia cho rằng sự chọn lựa này chưa hợp lý.

Theo vết xe đổ

Theo ông Lưu Đức Kế, Giám đốc chi nhánh Công ty Dịch vụ du lịch Bến Thành tại Hà Nội thì, việc chi 4,7 tỷ đồng quảng bá du lịch trên kênh truyền hình CNN khu vực châu Á năm ngoái là “bước đi sai lầm”. Người dân châu Á không xem kênh truyền hình này để đi du lịch.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và Du lịch (VHTT-DL) lại giao cho Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, tiếp tục tìm hiểu việc quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền hình NHK, CCTV và một tờ báo lớn của Nga, khẩn trương đàm phán với các hãng truyền hình nước ngoài như Fashion TV, Arirang, Discovery để quảng bá.

Trong cuộc họp với lãnh đạo ngành du lịch cách đây ít lâu, ông Lê Đình Tuấn, đại diện Công ty Du lịch Tân Hồng đã đề nghị, Tổng cục du lịch (TCDL) nên thay việc quảng cáo điểm đến Việt Nam trên truyền hình bằng cách tổ chức các sự kiện để đạt hiệu quả cao hơn. Còn theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH JTB - TNT Nguyễn Văn Tấn: “Cơ quan quản lý du lịch nên cùng doanh nghiệp tiếp thị trực tiếp với một số tập đoàn lữ hành nước ngoài, để thu hút khách du lịch”.

Nhưng xem ra những đề xuất này, theo các DN, không đến được lãnh đạo Bộ. Bằng chứng là sau một thời gian tìm hiểu khá ngắn, phương án quảng cáo trên BBC đã được Bộ VHTT - DL nhất trí. Còn các roadshow tại Australia, Trung Quốc, Đài Loan có thể sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Một số chuyên gia nước ngoài đánh giá, CNN hay BBC là hai kênh thời sự chính trị nổi tiếng, song, để lựa chọn điểm đến, khách du lịch thường xem Discovery, Geographic nhiều hơn.

Chọn mặt gửi vàng

Ông Lưu Đức Kế cho rằng, trong thời gian khủng hoảng kinh tế như hiện nay, Bộ VH - TT - DL cần sáng suốt trong việc lựa chọn cách quảng bá du lịch. “Nên “chọn mặt gửi vàng” để không tiêu hoang nguồn kinh phí mà Chính phủ cấp cho ngành du lịch. Để làm được điều đó, Bộ phải lắng nghe ý kiến của DN một cách có chọn lọc, học hỏi kinh nghiệm quảng bá của Thái Lan", ông Kế nói.

Giám đốc một hãng lữ hành tại TP HCM chia sẻ: "Chúng tôi bỏ tiền tổ chức một gian hàng nhân hội nghị khách hàng thường niên của một đối tác nước ngoài. Bằng cách này chúng tôi vừa được tiếng là hỗ trợ "chủ nhà", vừa quảng bá du lịch Việt Nam và bán được các tour của mình. Chúng tôi đã học từ cách làm này từ các tập đoàn lữ hành lớn và thực tế rất hiệu quả".

Ngoài quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài, Bộ VH - TT - DL cần mạnh dạn hỗ trợ một số doanh nghiệp du lịch nước ngoài quảng bá Việt Nam, vì đây là kênh rất hiệu quả. “Bởi trước khi bỏ chi phí, công sức quảng bá một điểm để bán được tour, doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải tính sao cho đạt lợi nhuận cao nhất", ông Kế phân tích.
Cuối năm ngoái, Bộ VH - TT - DL vạch ra mục tiêu năm 2008 đón 4,8 - 5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,7 - 19% so với 2007). Nhiều doanh nghiệp lữ hành lường trước nguy cơ lượng khách quốc tế suy giảm từ giữa năm 2008. Và thực tế khách quốc tế đến Việt Nam có chiều hướng giảm. "Nếu cơ quan quản lý chịu nghe ý kiến doanh nghiệp để nắm sát tình hình thì họ đã đưa ra chỉ tiêu thực tế hơn, nhưng điều đó đã không xảy ra", giám đốc một hãng lữ hành nói.

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

Mười hai cách để tăng doanh số bán hàng trên mạng

Cải thiện doanh số bán hàng trên trang web của bạn bằng một trong những cách sau đây sẽ biến khách viếng thăm trở thành khách hàng.

Một trong những giá trị cốt lõi tại công ty tôi là: "Thử nghiệm thay thế phỏng đoán". Đó là vì chúng tôi biết sau bao năm kinh doanh trên Internet, bạn sẽ không bao giờ biết được chiến lược nào là tốt nhất cho bạn cho đến khi bạn thử đó. Điều này cũng đúng với những chiến dịch quảng cáo với các ngôi sao bởi mọi thứ đều có thể tốt hơn.

Nói đến cùng thì làm thử là cách duy nhất để biết cách nào hay và cách nào dở trên web site của bạn và đó cũng là cách tốt nhất để tăng doanh số của bạn theo số mũ. Và nếu như bạn đã quyết tâm hành động và sử dụng một trong những thử nghiệm sau đây, bạn sẽ biết được ý kiến này đúng hay sai, đặc biệt là khi bạn bắt đầu nhận thấy sự thay đổi.

Thử nghiệm #1: Đưa chỉ một sản phẩm lên trang web của bạn

Chắc bạn đang bán một vài sản phẩm và dịch vụ trên website của mình? Nếu vậy, hãy thử xem đây có phải là cách tốt nhất với bạn không? Chúng tôi nhận thấy là việc đưa ra ít sản phẩm hơn với nhiều lời quảng cáo hơn sẽ luôn luôn đem lại doanh số cao hơn. Mấu chốt là phải xác định điểm nhấn của trang web ở đâu. Thay vì cố gắng làm hài lòng mọi người đến thăm trang web của bạn bằng cách đưa ra thật nhiều sản phẩm với rất ít thông tin cho mỗi loại, nếu bạn chỉ đưa ra một sản phẩm hay các sản phẩm có liên quan-bạn thật sự có thể tập trung vào một tập hợp những lợi ích duy nhất và trả lời các câu hỏi mà khách hàng có về sản phẩm của bạn. Và bạn cũng không cần phải ngừng bán những sản phẩm khác-Bạn luôn luôn có thể chào mời những sản phẩm khác cho các khách hàng của bạn từ những trang web khác hay sử dụng những lời mời kèm theo các sản phẩm chính.

Thử nghiệm #2: Đưa ra lời mời đăng kí opt-in hợp lý

Gửi những lời mời opt-in để tăng lượng người tham gia off-in và xây dựng một danh sách những người đăng kí trung thành lớn hơn.
Lời mời off-in của bạn là công cụ để bạn có thể thu thập những địa chỉ email và xây dựng danh sách email. Qua đó, bạn sẽ thường xuyên giữ liên lạc được với người đăng kí và xây dựng mối quan hệ tin tưởng và trung thành và bán cho họ những sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Nhưng lời mời off-in của bạn sẽ phải đặt đâu để tác động và hấp dẫn được nhiều người nhất?

Nếu bạn không sử dụng một lá thư thương mại dài hãy thử đặt thư chào hàng của bạn ở vị trí nổi bật trong trang web của bạn. Ở trên cùng bên trái trang web nơi mà khách thăm trang web thường dừng mắt đầu tiên. Ít nhất hãy để thư mời off-in ở phần màn hình trên cùng trước khi họ nhích trang web của bạn xuống để xem tiếp.

Bạn phải luôn luôn nhớ đặt thư mời opt-in trên tất cả các trang sao cho nó luôn luôn xuất hiện trước mắt người xem trang và thử để nó ở vị trí lưng chừng trang. Càng nhiều cơ hội để khách hàng đăng kí vào web, bạn càng có cơ hội nhận được những người đồng ý nhận thư thương mại emai lcủa bạn. Hãy thử và xem.

Thử nghiệm #3: Đặt những quảng cáo ở lưng chừng

Tôi chắc chắn là mọi người đều quen thuộc với pop-ups. Chúng là những cửa sổ nhỏ chứa một lời chào hàng đặc biệt hay những thông tin khác đột ngột bung ra khi bạn truy cập một trang web nào đó. Dù thích hay không, thì các pop-up đã là một công cụ marketing hữu ích trong nhiều năm. Tuy nhiên, do nhiều người sử dụng Internet không thích chúng nên Google, AOL, Netscape và một số hãng khách đã chế tạo những phần mềm hạn chế pop-up. Ngày nay một hình thức marketing khác gần giống pop up ra đời đó là những quảng cáo treo, cũng rất đáng để cho bạn thử xem. Thực tế là khi chúng tôi đặt một quảng cáo treo, doanh thu đã tăng lên 162%. Những quảng cáo này hiệu quả bởi vì chúgn đã đặt những thông tin quan trọng chẳng hạn như lời mời opt-in hay một đợt khuyến mại ngắn hạn đặc biệt ngay trước những khách hàng mục tiêu của bạn.

Thử nghiệm #4: Thể hiện những lợi ích khác nhau trên tiêu đề bài viết

Tiêu đề bài viết có tác động manh đến doanh thu của bạn. Đó thường là điều đầu tiên các khách viếng thăm trang của bạn xem nên nó phải thu hút sự chú ý và thôi thúc khách đọc là thư thương mại của bạn.

Một tiêu đề thành công phải luôn luôn nhấn vào vấn đề mà khán giả của bạn quan tâm đến và nhấn mạnh là sản phẩm của bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào. Chúng ta hãy xem những ví dụ minh hoạ một tiêu đề nên được viết ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một trong những khách hàng của chúng tôi đang sử dụng tiêu đề sau trên trang web của anh ta. "Box4Blox--The Amazing Toy Storage Box For Lego." Tiêu đề chính này chỉ cho bạn biết sản phẩm là gì chứ không có một chữ về tác dụng của nó. Như vậy sẽ khó khiến cho khách thăm có lý do để tiếp tục đọc phần còn lại của trang. Hãy đối chiếu với thông điệp :" Cuối cùng, hãy khám phá bí mật khiến cho 50000 trẻ em trên toàn thế giới thật sự thích dọn dẹp. Tiêu đề này thể hiện lợi ích căn bản của sản phẩm và một giải pháp cho một vấn đề. Trong trường hợp này là làm thế nào để khiến bọn trẻ dọn dẹp sạch sẽ sau khi chơi và thật sự thích điều đó.

Tiếp thị thần kinh học-Chìa khoá mở cửa bộ não khách hàng

Doanh nghiệp bạn đã từng bao giờ băn khoăn...

- Tại sao những sản phẩm chất lượng thấp nhất và giá cao nhất vẫn được bán chạy?

- Tại sao và như thế nào các khách hàng vẫn mua một số sản phẩm/dịch vụ, khi mà lựa chọn của họ không thực tế và thiếu hợp lý?

- Tại sao một vài nhãn hiệu được sùng bái trong khi nhiều nhãn hiệu khác có lòng trung thành ở con số không tròn trĩnh?


Một lĩnh vực được gọi là Tiếp thị thần kinh học (NeuroMarketing) - sự phối kết hợp của thần kinh học, nghệ thuật tiếp thị và công nghệ - đã xuất hiện và gây sự chú ý lớn trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Những nghiên cứu mới nhất về xu hướng tiếp thị đặc biệt này có thể giúp bạn biến các khách hàng tiềm năng thành những khách hàng chính thức, cũng như tạo dựng được lòng trung thành suốt đời cùng các khách hàng cuồng nhiệt nhất


Tiếp thị thần kinh học: Chìa khoá mở cửa bộ não khách hàng!


Trong tiếp thị truyền thống, chúng ta được khuyên rằng ... "tuân thủ đúng các công thức đã được kiểm chứng về các tiêu đề, lợi ích và bảo đảm thoả mãn lôi cuốn khách hàng và rồi kêu gọi hành động, doanh số bán hàng của bạn sẽ tăng vọt".

Quả vậy, thậm chí cả những nhà tiếp thị hàng đầu có thể chứng thực rằng các chiến dịch tiếp thị quảng cáo thành công phần nào dựa trên các yếu tố đó. Song không phải chiến dịch nào cũng như nhau.

Và cho đến bây giờ ...

Khoa học thần kinh và khoa học hành vi - chẳng hạn như NLP (Chương trình Ngôn ngữ Thần inh - Neuro Linguistic Programming) - tất cả đều khẳng định rằng:

"Tiềm thức của chúng ta – không phải là ý thức chủ quan – đóng vai trò định hướng cách thức chúng ta phản ứng với các quảng cáo, nhãn hiệu, sản phẩm và cuối cùng là định hướng tất cả các quyết định mua hàng của chúng ta. Các khách hàng không thực sự biết tại sao họ mua những gì họ mua, đó là lý do các nghiên cứu tiếp thị truyền thống thường không hiệu quả".

Chính cấu trúc của bộ não sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho vấn đề được nhiều nhà tiếp thị quan tâm này.


Bộ não và yếu tố quyết định mua hàng


Theo các nhà khoa học thần kinh, bộ não có 3 thành phần chính, mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng riêng biệt. Những "bộ não con" này - ẩn chứa bên trong bộ não lớn - sẽ bao gồm:

Bộ não "Con người" ("Mới", hay ngoài cùng): Phần tiến hoá nhất của bộ não được biết đến với tư cách vỏ não. Chịu trách nhiệm cho các suy nghĩ lôgic, ý thức, ngôn ngữ, học tập và các tính cách con người.

Bộ não "Động vật" (Ở giữa): Được biết đến như hệ thống phản ứng của con người. Chịu trách nhiệm cho cảm xúc, tâm trạng, trí nhớ và hócmôn.

Bộ não "Bò sát" (Già nua): Được biết đến như sự kiểm soát tự nhiên đối với các chức năng tồn tại cơ bản của con người như đói, thở, phản xạ hay bản năng tránh xa nguy hiểm.

Trong khi Tiếp thị Thần kinh học vẫn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ với nhiều câu hỏi chưa được trả lời thì có một vấn đề đã khá rõ ràng và được kiểm chứng: Bộ não "Bò sát" (hay còn gọi là Bộ não "Già nua") định hướng các quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Theo tác giả Erik du Plessis trong cuốn sách The Advertised Mind, bộ não "Bò sát" điều chỉnh tất cả quá trình ra quyết định nhanh chóng.

Còn Clotaire Rapaille - chủ tịch kiêm nhà nghiên cứu tiếp thị của hãng Archetype Discoveries Worldwide đã khẳng định trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng: "Loài bò sát luôn thắng. Tôi không quan tâm những gì về mặt trí tuệ bạn nói với tôi. Tại sao? Bởi vì bò sát luôn thắng".

Để nâng cao doanh số, lòng trung thành và nhãn hiệu, bạn phải hiểu được "điểm nóng bò sát" của các khách hàng. Một thông điệp "vỏ não" chẳng hạn "Hãy mua sản phẩm của tôi vì nó rẻ hơn 20%" sẽ không mua được lòng trung thành người tiêu dùng.

Doanh nghiệp nào khơi dậy được những phản ứng "bò sát" đầu tiên sẽ chiến thắng. Đó là lý do tại sao hãng Coke sau nhiều năm vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường nước giải khát.


Bộ não "Bò sát" và Lợi nhuận: 7 yếu tố không thể bỏ qua về cách thức và lý do người tiêu dùng mua hàng


Bộ não "già nua" của chúng ta thường lấn át các suy nghĩ logic và định hướng tất cả các quyết định mua hàng cho những lý do vượt khỏi nhận thức lý trí.

Để tác động lên quyết định mua hàng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải biết rõ cách thức bộ não "bò sát" vận hành và nói đúng ngôn ngữ của nó. Và có 7 vấn đề quan trọng về bộ não này cần được quan tâm thấu đáo giúp bổ sung giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp


1. Bộ não "bò sát" được định hướng bởi cảm xúc


Bộ não "bò sát" của chúng ta vận hành một cách tự động, như một chiếc máy phản hồi tác nhân kích thích. Các cảm xúc nảy sinh một cách tự nhiên theo những kích thích giác quan. Mùi vị cửa hàng, âm thanh xung quanh, cảnh quan khu vực,... tất cả đều khơi dậy các phản ứng cảm xúc vô thức.

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong các quyết định mua hàng của chúng ta. Các chuyên gia kinh doanh nhắc nhở chúng ta rằng trong một nền kinh tế thừa thãi hàng hoá như ngày nay, tình cảm của người tiêu dùng sẽ định hướng quyết định mua hàng và con số lợi nhuận

Yêu cầu mới bắt buộc đối với các doanh nghiệp đó là tiếp cận và lôi kéo tình cảm của người tiêu dùng.

Chào mừng đến với "Nền kinh tế Cảm xúc".

Bài học rút ra: Càng khuấy động nhiều cảm xúc liên quan tới sản phẩm hay dịch vụ bao nhiêu, doanh nghiệp bạn càng có nhiều cơ hội có được tình cảm của khách hàng và ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của họ bấy nhiêu.


2. Bộ não "bò sát" quyết định các nền tảng sự cần bằng giữa được lợi và mất mát


Hai yếu tố cơ bản định hưởng lên tất cả hành vi và quyết định của con người đó là tìm kiếm sự thoả mãn và tránh xa đau đớn hay mất mát. Theo Kevin Hogan, tác giả cuốn sách Khoa học Ảnh hưởng (The Science of Influence), hầu hết mọi người phản ứng lại với nỗ sợ mất mát và đe doạ đau đớn theo cách thức đặc biệt hơn việc họ có được cái gì đó.

Người tiêu dùng tập trung nhiều hơn vào việc không bị đau đớn hay mất mát so với nhu cầu cảm thấy tuyệt vời khi ra một quyết định nào đó. Tỷ lệ chệnh lệch 2,5:1 giữa việc tránh xa mất mát và cảm giác thỏa mãn cho thấy tầm quan trọng của mất mát trong bộ não người tiêu dùng. Làm thế nào để chiến thắng và có được sự cân bằng đối với chênh lệch đau đớn, mất mát & được lợi?

Bài học rút ra: Chuyên gia tiếp thị nổi tiêng Seth Godin diễn giải thông qua Đường cong Tận hưởng/Tiền bạc (Joy/Cash Curve) của ông rằng những giao dịch mua sắm giá trị cao thường tạo ra sự đau đớn/mất mát mua sắm nhiều hơn.

Giải pháp của Seth Godin là các doanh nghiệp cần bổ sung nhiều hơn lợi ích, niềm vui sướng và sự thoả mãn vào quy trình mua sắm. Theo Godin, khi doanh nghiệp tạo dựng niềm vui trong mua sắm, doanh nghiệp thực sự tại lập lại "thước đo giá trị" của khách hàng. Hãy tìm kiếm những cách thức để bổ sung niềm vui cho khách hàng vào quy trình mua sắm của doanh nghiệp?


3. Bộ não "bò sát" chịu sự ảnh hưởng lớn bởi bắt đầu và kết thúc


Các nghiên cứu đã khẳng định rằng sự bắt đầu và kết thúc của một sự kiện hay một trải nghiệm sẽ thay đổi nhận thức của chúng ta về toàn bộ trải nghiệm. Những ấn tượng ban đầu của chúng ta sẽ trở thành bộ lọc cho cách thức chúng ta nhận thức những gì cần thực hiện theo. Những trải nghiệm gần đây nhất sẽ để lại một ấn tượng cuối cùng với trọng lượng lớn hơn.

Bài học rút ra: Trong tiếp thị, để thông điệp của các doanh nghiệp được chấp nhận, việc tạo ra ấn tượng ban đầu mạnh mẽ là rất quan trọng – có thể là một câu truyện hấp dẫn, một nụ cười thân thiện,....

Cũng như vậy, cho dù khách hàng có được một trải nghiệm thú vị hay không thú vị đối với sản phẩm hay doanh nghiệp, những trải nghiệm gần đây nhất sẽ có tầm ảnh hưởng tới các quyết định mua hàng trong tương lai lớn hơn tất cả các trải nghiệm trước đó cộng lại.

Những ấn tượng nào các doanh nghiệp có thể để lại cho khách hàng trong một vài giấy gặp gỡ đầu tiên hay trong một vài câu nói ban đầu? Sự tiếp xúc khách hàng gần đầy nhất đã đẩy mạnh hay huỷ hoại việc mua sắm lặp lại của khách hàng ra sao?

4. Bộ não "bò sát" chịu sự định hướng thị giác và phản ứng nhanh chóng với các hình ảnh


Từ thời điểm sinh ra trên đời, chúng ta có thể thấy các hình ảnh và liên tưởng tới ý nghĩa của nó. Trong giao tiếp, chúng ta được dạy rằng 65% của cách thức thông điệp chúng ta được nhận là thông qua yếu tố sinh lý tự nhiên (hay qua cơ quan thị giác.

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng ấn tượng đầu tiên của một ai đó về chúng ta được dựa nhiều trên hình thức sinh lý vật chất. Trong mỗi trường hợp, đó là việc bộ não "bò sát" của chúng ta phản ứng mau lẹ qua cơ quan thị giác, chứ không phải cơ quan thính giác. Ngôn từ là lĩnh vực của vỏ não (bộ não "con người") và đứng thứ hai trong quy trình ra quyết định mua hàng.

Bài học rút ra: Hãy đẩy mạnh và đưa ra các thông điệp tiếp thị then chốt của doanh nghiệp trên cơ sở hình ảnh, chẳng hạn như các thiết kế của sản phẩm, hình ảnh trong quảng cáo, bao bì bên ngoài,... Nơi nào doanh nghiệp có thể đẩy mạnh về mặt hình ảnh đối với nhãn hiệu và những kết nết cảm xúc với các khách hàng?

5. Bộ não "bò sát" nhận thức "nỗi đau mua sắm" trong các điều kiện có liên quan, chứ không phải điều kiện xác đáng


Khoa học thần kinh nói với chúng ta rằng "nỗi đau" trong bộ não "bò sát" được kích hoạt chủ yếu qua giá cả, không phải trong những điều kiện xác thực rõ nét mà trong những điều kiện có liên quan, chẳng hạn như công bằng & bất công, hay sử dụng thay thế đồng tiền.

Vì vậy, cách thức doanh nghiệp diễn giải hay định hình các giá cả có thể khiến các khách hàng rời bỏ. Làm thế doanh nghiệp có thể giảm thiểu sự kích hoạt những nỗi đau trong trí não khách hàng liên quan tới giá cả?

Bài học rút ra: Từ nhiều bài viết và bình luận khác nhau của các chuyên gia trên trang web www.neurosciencemarketing.com, các chiến lược then chốt bao gồm:

Tránh xa yếu tố giá cả bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu (điều mà sẽ kích hoạt sự đau đớn trong bộ não "bò sát").

Sử dụng việc định giá "trọn gói" so với định giá từng thành phần cá nhân (bởi việc định giá từng thành phần cá nhân sẽ gây đau đớn hơn trong bộ não "bò sát").

Chuỗi các đầu tư nhỏ lẻ từng phần ("bite-size") thay cho một khoản đầu tư lớn như kiểu của Netflix.


6. Bộ não "bò sát" chỉ hiểu duy nhất những gì hữu hình, vật chất và cụ thể


Theo Patrick Renvoise, bộ não "bò sát" không ngừng ghi nhận những gì thân quen và hữu hình. Nó không hiểu được các con số hay các thuật ngữ trừu tượng, chẳng hạn "giải pháp toàn diện" hay "phương thức tích hợp".
Bài học rút ra: Để nói chuyện với bộ não "bò sát", các doanh nghiệp phải sử dụng các lợi ích hữu hình, đó chính là những gì một khách hàng sẽ nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, ngửi thấy, sờ thấy.

Ví dụ, một lời hứa "hạnh phúc lớn hơn" là một câu nói sai ngữ pháp với bộ não "bò sát". Thay vào đó, hãy nói với các khách hàng rằng làm thế nào mà họ sẽ thức dậy vào mỗi sáng với một nụ cười thoải mái. Hay sử dụng các phép ẩn dụ (chẳng hạn liên tưởng dịch cụ của bạn như một chào mời "Cadillac") để tạo ra các lợi ích hữu hình hơn.


7. Tầm kiểm soát của bộ não "bò sát" đối với các quyết định mua hàng là khác nhau tuỳ thuộc vào văn hóa


Theo nhà nghiên cứu thị trường Clotaire Rapaille, một vài nền văn hoá rất mang tính "bò sát", chẳng hạn như văn hoá người Mỹ. Người Mỹ muốn thù lao và sự hài lòng ngay tức khắc.

Trong khi đó, nhiều nền văn hoá khác như Pháp hay Đức thì mang tính "vỏ não" và có định hướng kiểm soát. Khuynh hướng của họ là suy nghĩ về những gì đang làm.

Bài học rút ra: Các doanh nghiệp cần thích nghi các giao tiếp tiếp thị của mình với từng nền văn hoá và phần nào trong bộ não của họ định hướng các quyết định mua hàng. Hãy sử dụng sự lôi cuốn cảm xúc với người Mỹ và lý trí logic với các nền văn hoá châu Âu.

Trong khi Tiếp thị Thần kinh học vẫn trong giai đoạn trứng nước, nó có sức ảnh hưởng lớn mang tính cách mạng đối với cách thức chúng ta tiếp thị các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Điều quan trọng nhất ở việc sử dụng nó vì những lý do thích hợp

Và từ đó, Tiếp thị Thần kinh học được xem như một con đường để hiểu sâu hơn về các khách hàng và cuối cùng là phục vụ họ tốt hơn. Khi được sử dụng theo đúng như vậy, nó có thể có tác động lớn lên doanh thu và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2009

Bí quyết bán hàng trên mạng(Phần II)

Tên sản phẩm, ảnh, và mô tả sản phẩm

Hãy làm cho tên sản phẩm của bạn rõ ràng và cô đọng và súc tích. Đừng gọi tên sản phẩm bằng các mã hàng trừ phi mã hàng đó trở nên nổi tiếng trong thị trường của bạn và là một từ khoá hữu ích. Thêm nữa đặt tên sản phẩm sao cho có chứa một từ khoá tìm kiếm hiệu quả. Ví dụ, nếu tôi đang bán Nike Air Jordans, tôi có thể sử dụng tên sản phẩm là "giày bóng rổ Nike Air Jordans" như vậy không những có tên của sản phẩm mà cả danh mục lớn chứa nó cũng được nói đến.

Hãy chắc chắn sản phẩm bán trên web của bạn có ảnh minh hoạ rõ nét. Hãy chụp các sản phẩm từ những góc độ khác nhau, và cố gắng để bao gồm 3 hay 4 bức ảnh mỗi sản phẩm. Khách thăm trang web của bạn nhờ thế có thể đánh giá sản phẩm tốt hơn và làm cho nó dễ hình dung hơn.

Đề cập đến tên của sản phẩm trong phần mô tả miễn sao nghe phải tự nhiên. Bạn sẽ tăng được mật độ từ khoá bằng cách này. Phần mô tả sản phẩm cũng phải được viết một các chi tiết và hấp dẫn. Phần mô tả là lời rao hàng của bạn, có thể là nhân viên bán hàng của bạn vì thế đừng bệ y nguyên từ các tài liệu sale- Hãy viết rành mạch, dễ hiểu, sáng ý và nhất là phải có ích cho những người viếng thăm trang web của bạn.

Nội dung phải hấp dẫn và thôi thúc

Những lời quảng cáo quá đà của giới làm sales như "giá trị tuyệt hảo" hay "cái tốt nhất trên mạng" chẳng nói lên được điều gì hữu ích cho khách hàng vì hầu hết các đối thủ cạnh tranh của bạn cũng sử dụng lối viết sáo rỗng này. Bằng cách tránh hẳn những từ sáo rỗng đó, bạn đã tạo nên sự khác biệt với các đối thủ. Bạn cần phải thôi thúc những người lướt web mua bán một cách đơn giản dễ hiểu. Hãy cho khách hàng thấy những lý do rõ ràng và đơn giản tại sao họ nên mua sản phẩm của bạn. Lời chào hàng phải viết bằng thứ văn phong rõ ràng, mạch lạc hơn là những cụm từ cụt ngủn và đứt quãng.

Ngoài ra, những khách hàng hiểu biết thì dễ bị dị ứng với các lỗi chính tả, ngữ pháp và dấu câu. Tốt hơn hết hãy kiểm tra lại để tránh sai sót không đáng có.

Nội dung mới mẻ - hãy giữ cho trang web của bạn luôn luôn cập nhật để thu hút những khách viếng thăm thường xuyên

Khi bạn đưa vào những thông tin mới khách hàng sẽ để ý và bookmark trang của bạn làm kênh thông tin tham khảo. Hãy viết một blog về ngành bạn đang kinh doanh, với những bài báo viết về cách sử dụng sản phẩm/hay dịch vụ một cách hữu ích. Những công cụ tìm kiếm cũng thích những trang web liên tục được update và ưu đãi những trang web này.

Thử nghiệm các mức giá để tìm ra giá tối ưu

Khi bán hàng qua mạng, mức giá các sản phẩm của bạn phải được đặt ở mức tối ưu để thu hút khách hàng. Chỉ khi bạn thử nghiệm mức giá thì bạn mới biết được đâu là giá tối ưu. Có lẽ nhân tố giá cả vẫn luôn là điều cuối cùng khiến cho khách hàng đắn đo khi họ đã ưng hàng và tin vào những lời hứa hẹn về dịch vụ của bạn. Bạn hãy khéo léo tạo ra những lời chào hàng đặc biệt để xác định được giá tối ưu.

Đứng về phía khách hàng

Mọi người thăm trang web của bạn đang tìm kiếm những dấu hiệu của sự đáng tin khi duyệt trang web của bạn. Một cách để khiến cho khách hàng đặt lòng tin nơi bạn là phải để số điện thoại có kích thước đủ lớn trên phần tiêu đề trang web. Hãy để cho các khách hàng biết là bạn có thời gian dành cho liên lạc điện thoại. Không nhất thiết là 24/7 nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ. Bạn sẽ dễ dàng thuyết phục khách hàng bằng cách trực tiếp hơn là bằng chữ trên trang web.

Khiến cho các trang web có uy tín link tới trang web của bạn

Các cỗ máy tìm kiếm thích những trang web có uy tín. Họ muốn những kết quả của họ chắc chắn và đáng tin cậy và ghét những trang không có phần ghi lại độ tin cậy. Những trang có độ tin cậy cao thường cung cấp những thông tin hữu ích và cập nhât. Điều này sẽ đem đến trang web của bạn thêm nhiều giá trị trong mắt những người quản lý website để họ dẫn đường link tới trang của bạn. Nếu thu hút được những trang có nội dung hấp dẫn thiết thực thì trang của bạn cũng sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến. Bạn hãy dành ra 15 phút một ngày để trao đổi link với một website. Hãy làm việc đó hằng ngày và bạn sẽ sớm xây dựng được một lượng lớn những link inbound( link tới trang web của bạn).

Marketing trên mạng

Bạn có thể mang khách hàng tới website của bạn bằng cách

-tham gia vào các trang danh mục thương mại hay bán lẻ
-khiến các công ty khác link vào trang web của bạn( qua link hai chiều)
-dẫn đường link tới trang của bạn sau chữ kí của bạn trên email hay hộp thoại message.

Dùng link hai chiều có nghĩa là bạn đồng ý với một trang web để trao đổi link-Bạn sẽ link tới trang của công ty kia và ngược lại. Điều này cũng tốt cho xếp hạng của Google-Google xếp hạng công ty của bạn cao hơn nếu những trang web trong cùng ngành link tới trang của bạn. Hãy chú ý ở từ "cùng ngành", những link của các công ty không nằm trong cùng ngành với bạn sẽ không có giá trị với Google.

Kiên trì

Một lời khuyên đơn giản nhưng trong thời đại làm việc theo khẩu hiệu"làm việc thông minh hơn, chứ không chăm chỉ hơn" nó thường bị coi nhẹ. Tối ưu hóa trang web của bạn sẽ không cho kết quả chỉ trong ngày một ngày hai. Thời gian lặng lẽ và không cho thấy kết quả nào sẽ là một vài tháng đầu khi trang web của bạn mới được thành lập. Mức độ thành công của trang web của bạn được quyết định bởi nhiều thứ, và điều quan trọng nhất là sự quyết tâm của bạn để đạt được thành công.

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2009

Bí quyết bán hàng trên mạng(Phần I)

Giờ đây bán hàng trên mạng đã không còn là điều gì quá xa lạ nhưng để có doanh thu đều và khá thì cần phải lên kế hoạch cẩn thận và cả kiên nhẫn. Bài viết này sẽ giúp bạn tăng lượng khách ghé thăm website và thuyết phục được nhiều người mua hàng của bạn. Bạn có thể tạo sự thay đổi mà không cần đầu tư thêm tiền với những bước sau:

- Tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh
- tối ưu hoá danh mục sản phẩm để các cỗ máy tìm kiếm có thể nhận ra bạn đang bán cái gì.
- Trình bày và mô tả sản phẩm của bạn thân thiện với những người duyệt web và các cỗ máy tìm kiếm.
- Tạo ra nội dung hấp dẫn và thôi thúc
- Thường xuyên cập nhật trang web của bạn để thu hút khách thăm thường xuyên
- Xây dựng mức giá tối ưu
- Xây dựng lòng tin với khách hàng
- Xây dựng lòng tin với các website uy tín để họ link tới trang web của bạn
- Hãy marketing trangweb của bạn trên mạng
- Kiên nhẫn

Tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh

Nhiều công ty đang kinh doanh trực tuyến thành công mà không cần phải quá khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể đạt được bằng hai cách: thứ nhất là trường hợp công ty đi tiên phong trong thị trường của mình vì thế họ trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Cách thứ hai là đầu tư rất nhiều vào quảng cáo để đạt được doanh thu trực tuyến cao. Bạn hoàn toàn có thể kiếm được nhiều tiền mà không cần phải làm cho mình khác biệt với những công ty khác. Tuy nhiên, với những công ty nhỏ và mới thành lập nếu không tự định vị sản phẩm của mình bạn sẽ không tránh khỏi thất bại . Vẫn biết rằng chi phí để quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ sao cho khác biệt với sản phẩm của những hãng khác sẽ tốn kém không ít nhưng đó là điều rất cần thiết.

Những yếu tố có thể tạo sự khác biệt cho sản phẩm của bạn bao gồm:

- cung cấp nhiều giá trị hơn so với các hãng khác( hãy chứng minh bằng cách so sánh giá)
- Chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng hơn
- Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng hay chất lượng sản phẩm tốt hơn
- Cung cấp nhiều thông tin hơn so với đối thủ như tin tức, ý kiến, lời khuyên- hãy là trang web uy tín với thị trường của bạn và đưa ra những thông tin độc mà không đâu có được.

Bằng cách làm cho mình khác với nhưũng công ty khác, những người xem trang web sẽ dễ dàng nhớ đến bạn hơn và trở lại trang web của bạn cũng như giới thiệu bạn cho những người khác.

Quản lý danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò mấu chốt trong việc hướng dẫn khách thăm trang web tìm hiểu sản phẩm của bạn. Nếu tên danh mục sản phẩm mơ hồ,khách hàng sẽ lúng túng. Do vậy hãy viết danh mục rõ ràng và rành mạch. Hãy tìm những cụm từ khoá liên quan đến thị trường bạn nhắm đến và cố gắng đưa những từ này vào danh mục sản phẩm. Chẳng hạn, nếu bạn bán phụ tùng xe máy và găng tay- đừng nên chỉ gọi danh mục của bạn là găng tay. Hãy đặt tên cho danh mục đó là "găng tay dành cho xe máy" vì những khách hàng tiềm năng sẽ tìm từ này trên mạng và các cỗ máy tìm kiếm cũng dễ biết đến bạn hơn khi chúng xử lý trang web của bạn. Nếu danh mục này được tách ra thành những tiểu mục chẳng hạn như găng tay cho phụ nữ hay đàn ông vậy bạn hãy đặt tên tiểu mục là " Găng tay xe máy nam" hay "Găng tay xe máy nữ". Mặc dù có vẻ hơi rườm nhưng cách gọi này sẽ giúp đẩy vị trí của website lên rất nhiều trong những kết quả tìm kiếm cum từ "găng tay xe máy" cũng như "găng tay xe máy nữ" và "găng tay xe máy nam".

Và cũng đừng làm quá nhiều danh mục sản phẩm ngay cả khi bạn bán rất nhiều mặt hàng vì như vậy trang web sẽ trở nên khó tải hơn. 10 danh mục chính hay ít hơn là con số hợp lý. Bạn cũng hoàn toàn có thể phân các danh mục này thành các tiểu mục. Những công cụ tìm kiếm sẽ theo những danh mục này vì vậy mà các tiểu mục của bạn cũng sẽ được cỗ máy tìm kiếm tính đến.(còn tiếp)

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009

Kinh nghiệm marketing và quảng bá du lịch trực tuyến

Trước cơn khủng hoảng tài chính, ngành công nghiệp du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn. Những đồng đô la dành cho marketing, hơn bao giờ hết phải trúng đích. Marketing qua email trực tiếp là một cách ít tốn kèm mà nhiều khách sạn và các công ty du lịch áp dụng để tận dụng tối đa ngân sách marketing eo hẹp trong giai đoạn này.

Theo Carrie Harrison, giám đốc kinh doanh của Forge Marketing, việc thu thập dữ liệu khách hàng trên website của công ty là bước quan trọng đầu tiên. Những dữ liệu nắm được trên trang chủ rất cần cho việc xây dựng một dữ liệu những khách hàng đồng ý nhận những tài liệu marketing về các tour mới hay các chương trình khuyến mãi.

Những công ty về du lịch nên có một biểu tượng nổi bật trên trang web khiến cho khách hàng dễ dàng truy cập và điền vào mẫu thông tin khách hàng, tuỳ theo ý khách hàng mà bạn có thể đặt một cửa sổ được thiết kế với một mục đích tương tự, Harrison nhấn mạnh. Hơn nữa, giá thêm vào lựa chọn này cũng rẻ.

Khách sạn Wedgewood của Vancuver nhận được 1600 bức thư trong vòng 2 tháng sau khi trang web về khách sạn có thêm phần ghi lại thông tin khách hàng. Trước đó, dựa trên lượng viếng thăm trang web, khách sạn này đã mất khoảng 800 khách mỗi tháng.

Hãy sử dụng những khoản ưu đãi chẳng hạn như những đêm miễn phí thuê phòng hay là cơ hội để trúng một chuyến đi du lịch hai người. Bằng cách này bạn sẽ thu hút thêm người đồng ý nhận emai quảng cáo. Bạn cũng phải công bố rõ người trúng thưởng để mọi người biết được giải thưởng là có thật và có cơ hội để trúng thưởng bằng cách tiếp tục đăng kí vào trang web", Harrison giải thích.

Mục thông tin khách hàng sẽ là cơ hội đầu tiên để biết được mục đích của những người đăng kí, đi để xả hơi hay vì công chuyện hay cả hai. Tiếp theo, bằng cách sử dụng bức thư đáp tự động vì đã đăng kí, những nhà tiếp thị sẽ có cơ hội thứ hai để xây dựng một bản danh sách sở thích của khách hàng. Những thông tin mà bạn muốn nhận là gì? Chẳng hạn như những đợt giảm giá cho những chuyến đi bằng đường bộ, đường biển hay bằng tàu hoả.

Hiệp hội xe hơi British Columbia gần đây đã gửi email thăm dò ý kiến của khách hàng và nhận được 12% phản hồi trước hết là bằng cách gửi đến cho một nhóm khách hàng đồng ý nhận thư thương mại của hiệp hội, và đưa ra giải thưởng một chiếc vali Samsonite Cabin.

Với những thông tin mà BCAA thu được qua điều tra, hiệp hội đang dự định gửi những bức thư thương mại có tính phân loại khách hàng cao dựa trên những sở thích của họ. Yukon tourism đã tiết kiệm rất nhiều công sức khi lấy thông tin từ TELUS và Forge Marketing về những người quan tâm đến du lịch và nhất là dịch vụ của Yukon.

Tỉ lệ những người xem các bức thư đã đạt mức kỉ lục 19% so với 2-7 % là mức người xem trung bình trong ngành công nghiệp. Nhóm những người nhận thư có quan tâm đến những thông tin về Yukon, đã phản hồi lên đến 69%( Những khách hàng này để lại thông tin của họ và có những thắc mắc thêm. Trong danh sách TELUS, những người chỉ có quan tâm đến du lịch chung chung, khoảng chừng 11% đăng kí nhận thêm thông tin từ Yukon travel.

Harrison hài lòng với kết quả. "Yukon Tourism giờ có thể gửi đi email về những gì xảy ra ở đây, Yuko và ở Alaska.Họ đã quảng bá được hình ảnh của mình và có được những thông tin của các khách hàng dựa trên sự cho phép của họ. Đó là một tài sản với họ và chính tên tuổi của họ."Kinh nghiệm tiếp thị của Yukon đã cho thấy sức mạnh của sự kết nối. Khi cần thiết bạn cũng cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ những nguồn lực khác.

Harrison cho rằng những nhà tiếp thị du lịch nên cho khách hàng biết không chỉ về dịch vụ và tổ chức của mình mà còn phải cả về những điều liên quan nếu họ đến thăm. Hãy nói cho họ biết về những buổi hoà nhạc hay biểu diễn xảy ra trong thành phố để có thể tăng được lượng khách đặt phòng hay chỗ tại khách sạn, nhà hàng.

Cuối cùng, Harrison nói thêm: "Nếu bạn chọn con đường marketing trên mạng qua email, bạn cần phải chú ý đến sở thích du lịch của họ, và giữ một bức tranh lớn trong đầu khi phát triển những thông điệp quảng cáo. Những cách đó hiệu quả với các khách hàng của Harrison và là phương pháp có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn cho ngành công nghiệp du lịch với mức giá tương đối thấp.

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2009

5 lời khuyên cho marketing năm 2009

Năm 2009 đến với một triển vọng kinh tế không kém phần ảm đạm so với năm 2008. Theo công ty phân tích tài chính Standard&Poor, những khó khăn kinh tế mà chúng ta đang trải qua là do những rắc rối với các khoản thế chấp và giá dầu leo thang khiến cho năm 2009 thậm chí còn khủng hoảng nặng hơn. Và khi mà thị trường bất động sản sẽ chắc chắn hồi phục trở lại, giá dầu sẽ không bao giờ xuống. Điều này báo hiệu một giai đoạn khó khăn với nền kinh tế Mĩ và thế giới.

Ở vị trí một giám đốc kinh doanh, bạn nên làm gì? Hoặc công ty bạn đã bắt đầu đi xuống và bất ổn hay mới chỉ có những dấu hiệu mơ hồ của sự suy thoái. Trong cả hai trường hợp thì điều quan trọng nhất là bạn phải giữ được sự tỉnh táo và đừng mắc phải năm lỗi rất phổ biến mà các công ty thường mắc phải trong những lúc khó khăn.

1. Hãy thông minh và chi tiêu dè sẻn, nhưng đừng quá hoảng sợ. Ngay cả điều đó cũng qua thôi.

Các khoá học kinh tế ở trường đại học đã cho chúng ta biết về những chu kì mở rộng và suy thoái của kinh tế. Trong khi những học giả vẫn còn đang thuyết giáo về tính chu kì của nền kinh tế, thì những nhà kinh doanh đã và đang phải trải qua một giai đoạn rất khó khăn. Nếu bạn thông minh, bạn có thể điều chỉnh bảng cân đối tài chính và vượt qua sự phát triển chậm chạp hay thậm chí là không tăng trưởng. Nếu không cân đối được thì không tránh khỏi phải cắt giảm một số chi phí. Hãy cẩn thận để không cắt xén những yếu tố thiết yếu.

2. Cẩn thận khi cắt giảm chi phí marketing

Ngay khi những nhà đầu tư thông minh nhất nhìn thấy ở thị trường những cơ hội để mua sản phẩm thì những người khác đang bán ra. Những nhà tiếp thị sành sỏi biết rằng suy thoái chính là lúc hớt lấy thị phần. Họ hiểu rằng bằng cách duy trì vốn của họ họ sẽ không sụp đổ trước giai đoạn khó khăn nhất, ngoài ra họ có thể lấy được thị phần sẽ đem lại lợi ích về lâu về dài.

Những đầu tư cho marketing trong khủng hoảng tài chính cũng giống như ôxi trên đỉnh núi Everest. Xung quanh càng ít bao nhiêu thì những gì bạn có được lại càng có giá trị bấy nhiêu. Đừng quá dè sẻn khi xây dựng kế hoạch marketing nếu không bạn sẽ chỉ nhường thị phần cho những đối thủ "hung hăng" hơn.

3. Đừng mất tập trung vào việc theo đuổi những việc kinh doanh mà bạn không thích

Khi các khách hàng trở nên lo lắng về nền kinh tế, họ sẽ cắt giảm chi tiêu. Những thương vụ mua bán sẽ ít đi và nhỏ đi hoặc cả hai. Nhưng nếu bạn cố gắng để mở rộng những sản phẩm chủ chốt của bạn để thoả mãn nhóm khách hàng rộng hơn, bạn dễ xao lãng khách hàng quen thuộc của mình. Đó là lý do không nên theo đuổi nhiều loại khách hàng khi việc làm ăn vẫn thuận lợi. Chiến lược tốt nhất là hãy cứ giữ lấy những khách hàng tốt nhất và tăng cường những giá trị của bạn tới họ. Họ có thể quyết định giảm tiêu xài ở những chỗ khác chứ không phải ở sản phẩm của bạn.

4.Không hạ giá khuyến mại

Thời buổi khó khăn dễ khiến người ta nghĩ đến giảm giá sản phẩm. Nhưng dù là việc kinh doanh thuận lợi hay khó khăn thì việc giảm giá sản phẩm của bạn đều hạ thấp giá trị sản phẩm trong con mắt những khách hàng của bạn. Vào những năm 1990 hai hãng McDonald và Burger King đã hạ giá sản phẩm Big Macs và Whopper của họ thường xuyên đến nỗi khách hàng chẳng bao giờ muốn trả đủ giá. Kết quả là lợi nhuận sụt giảm và phải mất vài năm sau hai công ty trên mới khắc phục được vấn đề . Nếu bạn cần phải khiến cho giá sản phẩm mềm hơn, hãy làm thế thật cẩn thận và kiểm soát cho tốt. Hãy hạ giá sản phẩm thay vì khuyến mãi, như vậy bạn sẽ không mất đi lòng tin đã xây dựng trong tâm trí khách hàng.

5. Đừng phớt lờ con voi trong căn phòng

Chúng ta sống trong chu kì thông tin 24 giờ. Hàng ngày đều có những tin mới đưa. Bạn không cần phải là một nhà kinh tế để biết được môi trường kinh doanh đang trong tình trạng trì trệ và mọi người đều nhận ra vấn đề đó khi họ đổ xăng hay mua đồ ăn. Thậm chí nếu doanh thu của bạn vẫn đứng vững, những người làm của bạn biết rằng có vấn đề dưới chân mình và họ lo sợ. Hãy cho họ biết rằng bạn kiểm soát mọi thứ và có một kế hoạch.

Chúng ta không biết được điều gì sẽ xảy ra trong vòng vài tháng tới. Có thể tình hình kinh tế sẽ sớm ổn định hay khủng hoảng còn kéo dài lâu hơn. Nhưng các khách hàng vẫn cần các phương tiện giao thông và thực phẩm. Họ vẫn tìm kiếm nơi giải trí, quần áo, nghỉ ngơi, nước hoa, đồ dùng văn phòng, máy kéo.... Nếu thị trường thu hẹp lại, những doanh nghiệp được định vị tốt nhất sẽ vượt qua. Hãy tránh những sai lầm kể trên và bạn cũng sẽ có cơ hội để trụ lại.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2009

Điểm tiếp xúc khách hàng và chiến lược marketing

Chuyên gia về marketing Kenneth Roberts trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí Time từng nói: "Những gì thật sự tạo nên thương hiệu không phải là các hoạt động tiếp thị hay quảng cáo mà chính là những sự "gặp gỡ" giữa khách hàng và sản phẩm ở mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể đã biết về mercedess bởi vì bạn đã nhìn thấy quảng cáo, hay bạn đã đến phòng trưng bày của họ, hay bạn thân nhất của bạn có một chiếc và kể về chiếc xe của mình cho bạn. Hay bạn đã lái thử một cái. Tất cả những điều này hình thành nên nhận thức của bạn về thương hiệu Mercedes."

Một trong những thương hiệu thành công nhất nhờ vào việc phủ sóng hiệu quả hình ảnh sản phẩm của họ là hãng hàng không Virgin. Họ đã đem lại những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với những hãng hàng không khác bởi xác định được những điểm tiếp xúc.

Starbuck bán cà phê nhưng chính họ cũng hiểu công việc của mình còn nhiều hơn thế. Apple, thông qua các thiết kế và dịch vụ bán hàng trên mạng cũng đã tạo ra những tương tác tốt giữa khách hàng và sản phẩm.

Như vậy, một thương hiệu được tạo ra từ những trải nghiệm xảy ra ở bất cứ nơi đâu khi khách hàng tiếp xúc với sản phẩm. Công việc của nhà tiếp thị là tính toán và thiết kế mọi điểm tiếp xúc sao cho nó sẽ tạo ra những trải nghiệm mới và thôi thúc khách hàng hơn nữa.

Tuy vậy, không phải bất cứ cơ hội tiếp xúc nào cũng đem lại hiệu quả và mang tính chiến lược. Dường như chúng ta đã quên mất tất cả những điều cơ bản. Thương hiệu trước hết truyền tải một ý nghĩa, một thông điệp nào đó. Nếu không có những ý nghĩa này thì không thể nói đến hình ảnh thương hiệu, tính cách thương hiệu hay là định vị thương hiệu. Những trải nghiệm thương hiệu được tạo ra để truyền tải ý nghĩa của thương hiệu.

Hãy giả định rằng tất cả các thương hiệu cũng giống như những chú bò tót nhảy vào cùng một đường đua và chui vào cùng một vòng quây và có rất ít không gian để thể hiện cá tính của mỗi con. Tất cả các nhãn hiệu đều hào hoa, quyến rũ và năng động. Tuy nhiên vì những trải nghiệm và tiếp xúc đều trở nên quen thuộc và gần giống nhau nên các thương hiệu trở nên hết sức nhạt nhoà.

Trở lại ví dụ về hãng Mercedes mà Robert đã đưa ra. Mercedes gặp phải khó khăn ở chính cách định vị thương hiệu của họ. Bởi Mercedes xây dựng thương hiệu dựa trên chất lượng nên không còn cách nào khác Mercedes luôn phải trở nên tốt hơn.

Trong nền văn hoá của chúng ta, những ý nghĩa về địa vị bị chán ngán thường vì hai lý do:

1) Chính sự chú tâm vào giá trị địa vị khiến cho cách đánh giá của bạn trở nên thiên lệch. Chẳng hạn vì giá trị của Mercedes nằm ở chất lượng của nó nên những người mua Mercedes có thể nói: Chà, tôi mua vì đó là chiếc xe tốt nhất trên thị trường"

2) Đa số mọi người thích phô trương thanh thế của họ nhưng cũng có những lúc họ chỉ muốn là những người xuềng xoàng. Địa vị có thể cho chúng ta cảm giác quyền lực nhưng lại khiến con người xa cách với những người xung quanh và sự đoàn kết.

Thương hiệu Mercedes lẽ ra phải là một tập hợp những ý nghĩa phải luôn luôn được làm mới, đánh bóng, cân bằng, và luân chuyển. Tuy nhiên không một hoạt động tiếp thị nào có thể làm được điều này bởi cách định vị thương hiệu rất hạn chế của Mercedes.

Ngày nay, marketing trở nên ngày càng khó khăn hơn, éo le thay bởi sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Chúng ta khó lòng tiếp thị tới một lượng lớn khách hàng bởi họ đã đi theo những kênh thông tin rất khách nhau. Đây chính là lúc chúng ta cần phải học cách thay đổi dựa trên những gì đã biết.